Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2009

Hàng nguy hiểm cho hàng không (DGR)

Xin chào,

Xin phép được tóm tắt như sau, theo phương thức vận chuyển :

- Bằng đường hàng không : áp dụng cho các airline là thành viên của IATA và các quốc gia thuộc ICAO. Cuốn sách được dung là IATA DGR (IATA Dangerous Goods Regulations). Muốn ký được trên Shipper Declaration for Dangerous Goods thì phải có Certificate của IATA hay các trường được IATA cấp phép
- Bằng đường biển : Cuốn sách gọi là IMDG code (thường gồm 2 quyển)
- Bằng đường bộ (Road transport for DG) : Thường áp dụng ở các nước phát triển như Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật, Singapore, …

Trong bài này tôi xin giới thiệu về các phân chia hàng nguy hiểm cho hàng không (IATA DGR).
Hàng nguy hiểm (DG) cho hàng không được phân chia thành 9 nhóm (Class), mỗi nhóm có thể có phân nhóm nhỏ (Division - Div.)

I . Class 1 – Explosives (Thuốc nổ) Bao gồm 6 phân nhóm nhỏ
Division 1.1
Division 1.2
Division 1.3
Division 1.4
Division 1.5
Division 1.6


Các phân nhóm này được phân chia theo mức độ nguy hiểm hay sức công phá của loại chất nổ đó, ví dụ khi nổ gây vỡ kính, khi nổ trong nhà thì gây sụp nhà đó, khi gây nổ nghe như tiếng pháo, …Trong các phân nhóm loại này lại chia thành các nhóm nhỏ hơn, được đánh theo A, B, C, D, E, … ví dụ Division 1.1A, 1.4S, … vì có rất nhiều loại chất nổ.Nhưng rất may là hầu hết các loại chất nổ này đều bị cấm trên máy bay trở khách (Passenger Aircratf) và máy bay trở hàng (Cargo Aircraft) – hay còn gọi là Freighter, chỉ duy nhất có nhóm 1.4S (Đạn của súng bộ binh đấy) còn được 1 số hãng hàng không (Passenger Aircraft) chấp nhận, còn 1 số loại khác phải dùng Freighter.

II . Class 2 – Gases (Chất khí) Bao gồm 3 phân nhóm.
Division 2.1 – Flammable gas (Chất khí dễ cháy) Đó là bình gas ở nhà đấy, bật lửa gas, …
Division 2.2 – Non-flammable, non-toxic gas (Chất khí không cháy, không độc) Bình oxy để thở
Division 2.3 – Toxic gas (Chất khí độc) Giống cái chất khí dùng để tử hình hơi ngạt ở Mỹ đấy, ghê qúa, …


III . Class 3 – Flammable Liquid (Chất lỏng dễ cháy)Ví dụ như sơn, xăng, dầu, cồn, rượu (có độ cồn cao), keo dính, …

VI. Class 4 – Flammable Solids; Self-reactive substances; and Desensitized Explosives Bao gồm 3 phân nhóm
Division 4.1 – Flammable Solids (Chất rắn dễ cháy) Các loại bột kim loại, gây cháy khi có tác động của thay đổi nhiệt độ, rất nguy hiểm, vì vậy phải có kiểm soát về nhiệt độ (temperature controlled).Hầu hết loại này bị cấm vận chuyển bằng máy bay.
Division 4.2 – Substances Liable to Spontaneous Combustion (Chất có khả năng tự bốc cháy) Ví dụ như phốt pho trắng, cái mà các bác thấy nó cháy sáng ở nghĩa trang đấy (hồi bé cứ tưởng là ma)
Division 4.3 – Substances Which, in contact with water, emit flammable gases Chất phản ứng khi tiếp xúc với nước toả ra khí dễ cháy


V. Class 5 – Oxidizing substances and Organic Peroxides Bao gồm 2 phân nhóm
Division 5.1 – Oxidizing substances (Chất oxi hoá)
Division 5.2 – Organic Peroxides (Chất hữu cơ có chứa oxi) Chất này cũng phải kiểm soát về nhiệt độ


VI. Class 6 – Toxic and Infectious substanceBao gồm 2 phân nhóm
Division 6.1 – Toxic (Chất độc) Ví dụ như các loại thuốc trừ sâu
Division 6.2 – Infectious substance (Chất lây nhiễm) Các loại virus gây bện với con người hay động vật, như bệnh tai xanh ở lợn, virus H5N1 ở gia cầm, virus viêm gan B ở người, các loại bệnh phẩm ở người và động vật cần xét nghiệm ở các phòng thí nghiệm, …


VII. Class 7 – Radioactive Material (Chất phóng xạ)
Bao gồm một số trang thiết bị y tế (máy chiếu, chụp, …) một số thiết bị trong ngành khai thác dầu khí, …

VIII. Class 8 – Corrosive (Chất ăn mòn)
Bao gồm axit, ắc quy, pin, …

IX. Class 9 – Miscellanous Dangerous Goods
Bao gồm tât cả các chất nguy hiểm khác ngoài 8 nhóm trên, ví dụ như đá khô (carbon dioxide – dry ice), ôtô, xe máy, đông cơ, ….

Muốn tra cứu kỹ hơn thì các bạn phải có quyển IATA DGR, năm nay là tái bản lần thứ 50 (1 Jan đến 31 Dec 2009), mỗi năm tái bản có sửa đổi 1 lần.
Hi vọng là qua đây các bác sẽ biết xem lô hàng không mình gửi có phải là nguy hiểm hay không, nhiều khi mang hàng tới sân bay làm xong HQ rồi bị airline từ chối, hay khi sang bên destination rồi thì bị phạt vì không biết hoặc không khai Shipper Declaration.
Nhiều khi trong các hàng thường (General cargo) cũng chứa các chất nguy hiểm nhưng không được nhân biết, cái này gọi là Hidden Dangerous Goods.

Không có nhận xét nào: