Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2009

LOGISTICS AND SUPPLY CHAIN

Xin chào các bạn,

Dưới đây là một vài ý kiến của minh về vấn đề này.

Giả sử bây giờ có 1 actual client, họ đang có 1 job logistics, họ sẽ làm như thế nào ?

Mua CFR, CIF hay CPT (hang nhập), bảo nhân viên chuẩn bị chứng từ, rồi cậu đó chạy xuống HP hay NB clear HQ, xong rồi gọi xe công ty chở về kho. Gọi là In-house Logistics
Thuê 1 anh FF làm cuớc, 1 bác làm HQ, 1 bác làm vận tải, rồi gửi ở kho 1 bác, các bác này có thể gọi là 2PL.
Gọi 1 bác 3PL, giao cho bác ấy cái uỷ quyền và các chứng từ cần thiết, hang để ở kho bác đó, khi nào cần giao cho ai thì báo.
Khi client này phát triển thành Corp. hay Group gì đó, nó phải thuê 3-4 bác 3PL nhưng công việc vẫn không trôi, tồn đọng, đau đầu quá, bác ấy gọi 1 bác 4PL (hay còn gọi là LLP – Lead Logistics Provider) về quản lý tụi 3PL kia.
Vừa giảm thiểu chi phí mà không phải đau đầu (khách hang ít claim)

Ở VN, có rất nhiều 3PL đang hoạt động (chủ yếu là của nước ngoài), các công ty đó đang hoạt động dưới dạng liên doanh (có 1 số đã là 100% vốn – đó là trường hợp đặc biệt) họ đang chờ đến năm 2011 (5 năm sau khi VN ra nhập WTO - tự do làm ăn) thì mới đầu tư mạnh mẽ, khi ấy các công ty này có thể thành 100% vốn.
Do vậy một số dịch vụ không thường xuyên, không hiệu quả, hay không được làm các công ty này phải thuê ngoài (Outsource) chứ không phải các bác này không làm được.

Vài năm trước, đã có mô hình 4PL ở VN, nhưng đã khai tử cùng với dự án 3G của HT Mobile (Hình như là của K&N hay sao đấy)

Còn supply Chain là một trình cao, rộng lớn hơn.

Quản trị logistics (Logistics Management)
Theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP):
“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”
Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management -SCM)
Theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà quản trị chuỗi cung ứng:
“Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.”
Tham khảo tại :
www.scmvietnam.com
Còn đây là sự khác nhau giữa Logistics (I) và Supply Chain (II) :
A. Công việc
(I) : Vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng, giá trị gia tăng, thông tin,…
(II) : Logistics, nguồn cung, sản xuất, hợp tác, tích hợp đối tác, khách hàng, …
B. Phạm vi
(I) : Trong doanh nghiệp
(II) : Cả trong và ngoài doanh nghiệp
C. Mục tiêu
(I) : Giảm chi phí logistics, tăng chất lượng dịch vụ khách hàng
(II) : Giảm chi phí tổng thể, tăng khả năng hợp tác, cộng tác
D. Tầm ảnh hưởng
(I) : Ngắn hạn, trung hạn
(II) : Dài hạn
Tham khảo :
www.360vietnam.com

Không có nhận xét nào: